Xử lý nước thải dệt nhuộm hoạt tính bằng kỹ thuật vi điện phân
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015
Xử lý nước thải dệt nhuộm hoạt tính bằng kỹ thuật vi điện phân theo đề tài nguyên cứu của trung tâm và công nghệ môi trường etc Hotline : 0903.983.932
Nước thải dệt nhuộm là một trong những nguồn ô nhiễm lớn hiện nay bởi tính chất khó phân hủy của các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các loại thuốc nhuộm. Trong nghiên cứu này, kĩ thuật vi điện phân đã được khảo sát để xử lí thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm. Dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL, diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Kết quả cho thấy hiệu quả xử lí màu thay đổi đáng kể khi thay đổi thời gian lưu, tương ứng với tỉ lệ Fe/C biến đổi từ 1/1, 3/1 và 5/1 là 75,7; 83,9 và 71,6%. Khi áp dụng với đối tượng nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính của Công ty TNHH MTV Dệt May 7, độ màu cũng thay đổi rõ rệt tới 61 % ở tỉ lệ Fe/C là 1/1 và pH=6 tại đầu ra. Sau khi xử lí bằng vi điện phân, khả năng phân hủy sinh học (tỉ lệ BOD5/COD) tăng đến giá trị thuận lợi cho các Bướcxử lí tiếp theo bằng phương pháp sinh học.
Từ khóa: thuốc nhuộm, vi điện phân Fe/C, phân hủy màu, tỉ lệ BOD5/COD.
1. MỞ ĐẦU
Nước thải dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ khó phân hủy, các chất thải có độc tính cao luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt, cần xử lí trước khi thải ra môi trường. Trong quá trình dệt nhuộm, thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải mà còn lại một lượng dƣ đáng kể thải ra môi trường, chiếm đến 50 % tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu [1, 2], gây nên độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn trong nước thải dệt nhuộm. Có nhiều phương pháp xử lí nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như: phương pháp hóa lí (hấp phụ, keo tụ, lọc, trao đổi ion), phương pháp hóa học (oxy hóa bằng ozon, ClO-), xử lí bằng vi sinh (enzyme, vi khuẩn, phân hủy hiếu khí, kị khí) hay phương pháp điện hóa (keo tụ điện hóa, khử điện hóa, oxy hóa điện hóa, quang điện hóa, oxy hóa trực tiếp) [3]. Tuy nhiên, với các kĩ thuật nêu trên, vẫn còn một số chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm khó xử lí hoặc có thể xử lí được nhưng giá thành rất cao.
Vi điện phân sắt-cacbon (Fe/C microelectrolysis) dựa trên nguyên lí cặp vi pin Fe/C, là một trong những kĩ thuật xử lí nước thải mới, có thể chuyển hóa các chất hữu cơ, làm giảm độ màu
của nước thải và cải thiện hiệu quả xử lí nước thải khi kết hợp xử lí sinh học. Kĩ thuật vi điện phân đã được áp dụng xử lí các loại nước thải khác nhau và đạt kết quả rất khả quan. Chẳng hạn, với phương pháp này Jin Y. Z. đã tiến hành xử lí nước thải dƣợc phẩm, giảm được 90% màu và 50 % COD trong 30 phút [4]; kết hợp vi điện phân với quá trình xử lí sinh học hiếu khí, Li F. đã giảm đến 81,2÷96,6 % COD khi phân hủy axit bromoamin trong nước thải dệt nhuộm [5], Wang
Y. P. và các cộng sự [6] đã giảm được 48,9 92,6 % TOC của nước chứa naphthalen sau 120 phút xử lí. Nhóm Lai B. [7, 8] đã phân huỷ ABS (acrylonitryl-butadien-stiren) bằng vi điện phân cũng như oxy hoá với Fe0/GAC kết hợp ABFB (aerated biological fluidized bed). Kĩ thuật này còn được dùng để tẩy màu nước thải công nghiệp xelulozơ [9], loại màu và COD cho nước thải nhuộm [10], sản xuất chitin [11].
Trong nghiên cứu này, khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm hoạt tính gốc azo bằng vật liệu vi điện phân Fe/C Bướcđầu được chế tạo (theo mục 2.1), đã được khảo sát dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL (3-carbamoyl-4-methyl-6-hydroxy-N- ethyl pyridone). Diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
Nước thải dệt nhuộm là một trong những nguồn ô nhiễm lớn hiện nay bởi tính chất khó phân hủy của các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các loại thuốc nhuộm. Trong nghiên cứu này, kĩ thuật vi điện phân đã được khảo sát để xử lí thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm. Dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL, diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Kết quả cho thấy hiệu quả xử lí màu thay đổi đáng kể khi thay đổi thời gian lưu, tương ứng với tỉ lệ Fe/C biến đổi từ 1/1, 3/1 và 5/1 là 75,7; 83,9 và 71,6%. Khi áp dụng với đối tượng nước thải chứa thuốc nhuộm hoạt tính của Công ty TNHH MTV Dệt May 7, độ màu cũng thay đổi rõ rệt tới 61 % ở tỉ lệ Fe/C là 1/1 và pH=6 tại đầu ra. Sau khi xử lí bằng vi điện phân, khả năng phân hủy sinh học (tỉ lệ BOD5/COD) tăng đến giá trị thuận lợi cho các Bướcxử lí tiếp theo bằng phương pháp sinh học.
Từ khóa: thuốc nhuộm, vi điện phân Fe/C, phân hủy màu, tỉ lệ BOD5/COD.
1. MỞ ĐẦU
Nước thải dệt nhuộm chứa các chất hữu cơ khó phân hủy, các chất thải có độc tính cao luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt, cần xử lí trước khi thải ra môi trường. Trong quá trình dệt nhuộm, thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải mà còn lại một lượng dƣ đáng kể thải ra môi trường, chiếm đến 50 % tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu [1, 2], gây nên độ màu cao và nồng độ chất ô nhiễm lớn trong nước thải dệt nhuộm. Có nhiều phương pháp xử lí nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như: phương pháp hóa lí (hấp phụ, keo tụ, lọc, trao đổi ion), phương pháp hóa học (oxy hóa bằng ozon, ClO-), xử lí bằng vi sinh (enzyme, vi khuẩn, phân hủy hiếu khí, kị khí) hay phương pháp điện hóa (keo tụ điện hóa, khử điện hóa, oxy hóa điện hóa, quang điện hóa, oxy hóa trực tiếp) [3]. Tuy nhiên, với các kĩ thuật nêu trên, vẫn còn một số chất hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm khó xử lí hoặc có thể xử lí được nhưng giá thành rất cao.
Vi điện phân sắt-cacbon (Fe/C microelectrolysis) dựa trên nguyên lí cặp vi pin Fe/C, là một trong những kĩ thuật xử lí nước thải mới, có thể chuyển hóa các chất hữu cơ, làm giảm độ màu
của nước thải và cải thiện hiệu quả xử lí nước thải khi kết hợp xử lí sinh học. Kĩ thuật vi điện phân đã được áp dụng xử lí các loại nước thải khác nhau và đạt kết quả rất khả quan. Chẳng hạn, với phương pháp này Jin Y. Z. đã tiến hành xử lí nước thải dƣợc phẩm, giảm được 90% màu và 50 % COD trong 30 phút [4]; kết hợp vi điện phân với quá trình xử lí sinh học hiếu khí, Li F. đã giảm đến 81,2÷96,6 % COD khi phân hủy axit bromoamin trong nước thải dệt nhuộm [5], Wang
Y. P. và các cộng sự [6] đã giảm được 48,9 92,6 % TOC của nước chứa naphthalen sau 120 phút xử lí. Nhóm Lai B. [7, 8] đã phân huỷ ABS (acrylonitryl-butadien-stiren) bằng vi điện phân cũng như oxy hoá với Fe0/GAC kết hợp ABFB (aerated biological fluidized bed). Kĩ thuật này còn được dùng để tẩy màu nước thải công nghiệp xelulozơ [9], loại màu và COD cho nước thải nhuộm [10], sản xuất chitin [11].
Trong nghiên cứu này, khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm hoạt tính gốc azo bằng vật liệu vi điện phân Fe/C Bướcđầu được chế tạo (theo mục 2.1), đã được khảo sát dựa trên mô hình xử lí đối với thuốc nhuộm Remazol Yellow 3GL (3-carbamoyl-4-methyl-6-hydroxy-N- ethyl pyridone). Diễn biến quá trình phân hủy màu trong điều kiện tác động của yếu tố vi điện phân đã được khảo sát và so sánh với phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính.
2.1. Nguyên vật liệu
Nước thải mô phỏng được tạo ra bằng cách hòa tan thuốc nhuộm hoạt tính Remazol Yellow 3GL trong nước cất với nồng độ 100 mg/l. Trong một số trường hợp cụ thể, nước thải dệt nhuộm chứa Remazol Yellow 3GL được lấy từ Công ty TNHH MTV Dệt May 7 (Quân khu 7, Bộ Quốc phòng).
Vật liệu vi điện phân sắt – cacbon sử dụng được chế tạo bằng cách pha trộn cơ học than hoạt tính (C) và bột sắt (Fe) với các tỉ lệ khác nhau. Than hoạt tính của Công ty CP Trà Bắc với kích thƣớc hạt từ 0,075 đến 4,75 mm và bột sắt với thành phần sắt lớn hơn 98 % của Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim đã được lựa chọn làm nguyên liệu.
2.2. Quy trình xử lí và phương pháp đánh giá hiệu quả
- Mô hình thí nghiệm:
Khả năng xử lí theo mẻ của vật liệu vi điện phân được khảo sát trên thiết bị hình 1 với dung tích bình phản ứng 3 lít, dung tích nước 2 lít, vật liệu 0,4 lít. Lưu lượng khí 5 ÷ 10 lít/phút. Thời gian phản ứng khảo sát từ 30 – 180 phút. Tùy vào giá trị pH ban đầu, trước khi xử lí cần điều chỉnh về mức 3,0 ÷ 4,0 bằng dung dịch axit sunfuric 98 % hoặc dung dịch natri hydroxit.
- Phương pháp đánh giá:
Độ màu dung dịch được đo sau mỗi 30 phút bằng máy so màu quang phổ Hach DR/2010 (Hach, Mỹ), Bướcsóng 455 nm theo thang màu Pt-Co; pH được đo bằng thiết bị đo pH 3150 (Jenway, Anh); COD và BOD5 được xác định theo phương pháp SMEWW 5220C (2012) và SMEWW 52l0D (2012).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Diễn biến xử lí màu của vật liệu vi điện phân với nước thải mô phỏng
Tỉ lệ Fe/C trong vật liệu vi điện phân ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm. Đồ thị hình 2 cho biết ảnh hưởng của tỉ lệ Fe/C trong hỗn hợp vật liệu dạng bột, trong khi hình 3 phản ánh rõ biến thiên theo thời gian lưu của hiệu suất khử màu ở những tỉ lệ Fe/C khác nhau. Bảng 1 tập hợp số liệu biến thiên pH dung dịch trong quá trình xử lí khi thay đổi tỉ lệ Fe/C.
Từ số liệu của hình 2 và bảng 1 có thể thấy rằng, hàm lượng sắt trong vật liệu có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm. Khi tỉ lệ Fe/C tăng từ 1/1 lên 5/1 hiệu quả khử màu tăng đến mức cao nhất tại tỉ lệ 1/1 đến 3/1 tùy theo thời gian lưu và sau đó lại giảm. Nói chung, khi thời gian lưu tăng, hiệu quả khử màu cũng tăng và mức độ tăng nhanh hơn xảy ra ở những tỉ lệ Fe/C lớn hơn.
Các diễn biến trên đồ thị hình 3 cho thấy với tỉ lệ Fe/C là 1/1 và 3/1 khi kéo dài thời gian lưu, hiệu quả khử màu cao hơn so với tỉ lệ Fe/C còn lại. Điều này có thể giải thích như sau: khi hàm lượng sắt ít, các nguyên tử sắt bị hấp phụ lên bề mặt cacbon ít, số lượng cặp vi pin để xảy ra phản ứng điện hóa không nhiều, một phần sắt tan ra trong dung dịch, hình thành Fe(OH)3 do pH tăng, màu của dung dịch giảm do hấp phụ của than, hấp phụ và keo tụ theo Fe(OH)3 và một phần do oxy hóa nhờ các gốc tự do hình thành thông qua phản ứng vi điện phân cũng như phân hủy điện hóa trực tiếp trên cặp vi pin Fe/C. Tuy nhiên, khi lượng sắt lớn (Fe/C=5/1) thì số cặp vi pin không tăng thêm, mặc dù lượng sắt tan ra trong dung dịch lớn hơn; nhiều khả năng lỗ xốp của than và các cặp vi pin bị che phủ bởi hợp chất sắt làm hiệu quả xử lí giảm. Với tỉ lệ Fe/C = 1/1 từ thời gian lưu 90 phút, hiệu quả khử màu tăng không đáng kể, vì vậy có thể chọn làm thành phần và thời điểm phù hợp đảm bảo khử màu tối ƣu. Do giá thành nguyên liệu bột sắt cao hơn than nhiều, nên tỉ lệ 1/1 đã được lựa chọn cho các khảo sát tiếp theo.
Khả năng khử màu dung dịch thuốc nhuộm mô phỏng Remazol Yellow 3GL của vật liệu vi điện phân cũng được so sánh với hiệu quả hấp phụ bằng than hoạt tính. Kết quả nhận được khi vật liệu sắt – cacbon được sử dụng với tỉ lệ 1/1 và lượng than hoạt tính tương đương tại các mẻ xử lí ở những khoảng thời gian lưu khác nhau được thể hiện trên hình 4.
Biến thiên đồ thị trong hình 4 cho thấy, khi thay thế một lượng cacbon bằng sắt thì hiệu quả khử màu dung dịch thuốc nhuộm tăng đáng kể theo thời gian lưu. Trong khi hiệu suất khử màu thay đổi không đáng kể, dao động quanh mức 20 %, trong thời gian từ 30 ÷180 phút hấp phụ bằng than hoạt tính, thì giá trị này lại tăng từ 42,6% sau 30 phút đến 75,7 % sau 180 phút xử lí bằng vật liệu vi điện phân ở tỉ lệ Fe/C=1/1. Điều đó chứng tỏ khi có thêm sắt trong vật liệu, ngoài sự hấp phụ màu nhờ lỗ xốp của than hoạt tính còn có khả năng xảy ra các quá trình khác, chẳng hạn phản ứng điện hóa trên cặp vi pin sắt – cacbon hay hấp phụ và keo tụ của Fe(OH)3 làm giảm màu của dung dịch.
Liên hệ : công ty môi trường etc chuyên xử lý nước thải dệt nhuộm số 1 tại việt nam
Bài liên quan