Thuận lợi và khó khăn của xã đảo Hòn Tre
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Thuận lợi và khó khăn của xã đảo Hòn Tre đề tài nghiên cứu khoa học của công ty môi trường etc Hotline : 0903.983.932
Thuận lợi :
- Nằm ở vị trí rất gần đất liền (30 km từ thành phố Rạch Giá) vừa là trung tâm hành chính huyện Kiên Hải, đồng thời nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối từ đất liền ra đảo Nam Du, Hòn Tre đóng vai trò như một trung tâm dịch vụ hậu cần về nghề cá, là nơi trú ngụ của tàu bè trong vùng đánh bắt ở biển Tây từ Cà Mau đến Kiên Hải. Ngoài ra, Hòn Tre còn được xem là đảo tiền tiêu ngoài khơi của tỉnh Kiên Giang.
- Là một đảo b iển, nông lâm ngƣ nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó, diện tích và chu vi tương đối nhỏ, Hòn Tre vẫn giữ được môi trường trong lành và nét hoang sơ của nó để phục vụ du lịch khám phá và nghỉ dƣỡng.
Thuận lợi :
- Nằm ở vị trí rất gần đất liền (30 km từ thành phố Rạch Giá) vừa là trung tâm hành chính huyện Kiên Hải, đồng thời nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối từ đất liền ra đảo Nam Du, Hòn Tre đóng vai trò như một trung tâm dịch vụ hậu cần về nghề cá, là nơi trú ngụ của tàu bè trong vùng đánh bắt ở biển Tây từ Cà Mau đến Kiên Hải. Ngoài ra, Hòn Tre còn được xem là đảo tiền tiêu ngoài khơi của tỉnh Kiên Giang.
- Là một đảo b iển, nông lâm ngƣ nghiệp là chủ yếu, thêm vào đó, diện tích và chu vi tương đối nhỏ, Hòn Tre vẫn giữ được môi trường trong lành và nét hoang sơ của nó để phục vụ du lịch khám phá và nghỉ dƣỡng.
- Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp khá lớn, đất trên đảo rất tốt thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây ăn trái như xoài, nhãn, mít, thanh long, hồ tiêu và các loại cây lấy gỗ phục vụ cho nhu cầu cƣ dân trên đảo, khách tham quan du lịch và một phần cung ứng cho đất liền.
- Ngƣ trường rộng lớn cùng với trữ lượng thủy hải sản khá lớn, Hòn Tre có nhiều thuận lợi trong việc phát triển đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bóp, tôm gậy, mực...
- Diện tích phủ xanh trên đảo chiếm 90 % cùng hệ sinh thái còn khá đa dạng với nhiều sinh vật có giá trị nhất là gỗ, phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hòn Tre trong phát triển kinh tế xanh, đảm bảo môi trường sinh thái trên đảo luôn trong lành, xanh, sạch, thu hút khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng và khám phá đảo.
- Gần các trung tâm phát triển như Rạch Giá, Phú Quốc, Cà Mau, Hòn Tre có nhiều thuận lợi trong việc đầu tƣ xây dựng hệ thống cảng biển phục vụ phát triển thƣơng mại, dịch vụ hàng hải nhất là dịch vụ hậu cần logistic. Ngoài ra, hành trình đi đến đảo có thể về trong ngày là một trong những điểm thu hút du khách từ Rạch Giá và khách thập phương đến với đảo Hòn Tre.
Khó khăn
- Do địa hình đá bị phong hóa và có nhiều khe nứt lớn nên nước tự nhiên không được lưu trữ nhiều. Tình trạng khan hiếm nước ngọt sinh hoạt và tƣới tiêu vào mùa khô luôn là mối lo ngại cho ngƣời dân trên xã đảo Hòn Tre, bởi mật độ dân số trên đảo khá cao (1.017 ngƣời/km2) nhu cầu nước phục vụ cho đời sống rất cấp thiết, nước là một tài nguyên quan trọng của xã đảo này.
- Mặc dù cơ cấu nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, nhưng cơ sở hạ tầng trên đảo còn hạn chế cộng thêm địa hình dốc, quanh co cùng với trình độ dân trí thấp, lao động được đào tạo chuyên môn ít nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Là một đảo biển với địa hình cách trở, cơ sở hạ tầng kém phát triển, phần lớn du khách còn e ngại mỗi khi chọn Hòn Tre là điểm đến tham quan nghỉ dƣỡng. Ngoài ra, phần lớn hàng hóa tiêu dùng trên đảo đều không tự sản xuất mà phải vận chuyển từ Rạch Giá nên chi phí và giá thành khá cao.
- Cơ sở hạ tầng, mạng lƣới y tế, giáo dục còn hạn chế là điều khó khăn cho xã đảo Hòn Tre trong việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao đến đây sinh sống và làm việc. Phần lớn con cái ngƣời dân nơi đây đều cho vào đất liền học và làm việc. Do vậy, nguồn nhân lực kế thừa, đội ngũ có trình độ chuyên môn trên xã đảo này ngày càng có xu Hướng sụt giảm.
- Đánh bắt ven bờ bị khai thác quá mức đang là vấn nạn làm cạn kiệt tài nguyên sinh vật biển, phá vỡ đa dạng sinh học, hệ sinh thái, gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sinh kế ngƣời dân.
Qua khảo sát thực tế cho thấy loại hình sinh kế trên đảo khá đa dạng. Toàn xã có 5 mô hình nông lâm ngƣ kết hợp chính là Rẫy - Vƣờn - Chuồng - Rừng (RaVCR), Rẫy - Chuồng - Rừng (RaCR); Vƣờn - Bè cá - Rừng (VBRu), Vƣờn - Bè cá - Chuồng (VBC), Vƣờn - Bè cá - Kinh doanh (VBK). Trong đó, Rẫy chủ yếu là trồng tiêu; Vƣờn cây ăn trái bao gồm xoài, mít, thanh long, chuối, bơ; Chuồng trại chăn nuôi chủ yếu là gà và heo; Bè cá phần lớn là cá mú, cá bóp; Rừng ở đây đa phần là cây tạp trồng để lấy gỗ và giữ đất chống sạt lở; Kinh doanh chủ yếu là
mua bán nhỏ và các hoạt động dịch vụ hậu cần hàng hải. Do địa hình xã đảo là đồi núi, với độ dốc thấp dần ra biển và có nhiều khe suối nên đã tạo nên tính đa dạng trong mô hình sinh kế.
Mô hình RaVCR là sự kết hợp giữa rẫy tiêu ở triền đồi với cây ăn quả, rau màu, lƣơng thực thực phẩm, các loài cây gia vị...cùng nhà ở, chuồng trại và rừng cây tạp. Đây là mô hình cần có diện tích lớn và nằm ở địa hình tương đối cao. Kết quả khảo sát cho thấy, vùng đồi núi trên cùng là đất dành cho cây lâu năm, chủ yếu là tiêu. Dọc theo triền đồi là cây tạp lâm nghiệp có tác dụng giữ đất, che chắn gió bão, chống sạt lở. Kế đến là cây ăn quả kết hợp chăn nuôi nhỏ gia súc, gia cầm góp phần tăng nguồn thu nhập cho ngƣời dân. Trong 30 hộ khảo sát, có 08 hộ áp dụng mô hình này cho biết, đây là mô hình đòi hỏi diện tích và vốn lớn, lực lượng lao động nhiều.
Mô hình RaCR là sự kết hợp giữa cây nông nghiệp chủ yếu là tiêu với chăn nuôi gà heo và rừng cây tạp. Đây là mô hình dễ áp dụng tại khu vực có địa hình dốc. Trong bảy hộ áp dụng mô hình này cho rằng đây là mô hình được nhiều ngƣời dân quan tâm áp dụng. Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn sâu chính quyền địa phương, số hộ tham gia mô hình này chƣa được nhiều do nhiều nguyên nhân như vốn, giống, công tác phòng bệnh, chữa bệnh, quan trọng hơn là nguồn cầu còn hạn chế, chủ yếu là dân địa phương và số lượng nhỏ khách du lịch đến đảo tham quan.
Mô hình VBR kết hợp giữa cây nông nghiệp với nuôi cá bè như cá bóp, cá mú và rừng cây tạp. Sáu hộ được phỏng vấn áp dụng mô hình này cho biết, mô hình VBR phụ thuộc nhiều vào thủy triều và con nước. Đây cũng là mô hình được nhiều hộ dân áp dụng bởi điều kiện tự nhiên, địa hình khá thuận lợi, nguồn vốn sản xuất tuy hơi cao nhưng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.
Mô hình VBC chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các mô hình canh tác nơi đây. Đây là mô hình áp dụng ở vùng ven biển, khá phổ biến trên địa bàn xã bởi đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi và hình thức canh tác khá phù hợp với kinh nghiệm và nguồn vốn vừa phải phù hợp với khả năng tài chính của ngƣời dân nơi đây.
Mô hình VCK thường được áp dụng cho các hộ có vốn đầu tƣ trung bình và ít. Cây ăn trái là loài cây dễ nhân giống và dễ trồng nên được nhiều nông hộ chọn sản xuất. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm xử lí sâu bệnh, có thể dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao.
Mô hình VBK có sự kết hợp giữa trồng trọt kết hợp nuôi trồng và kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ có vốn đầu tƣ trung bình và ít. Chủ yếu các hộ buôn bán nhỏ từ các nông phẩm sản xuất tại chợ, bến tàu và kinh doanh giải khát ăn uống trên đảo.
Nhìn chung, các mô hình kinh tế vừa nêu đều được nông dân ở đây đánh giá tương đối cao và áp dụng tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sản xuất của từng nông hộ. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế như xa đất liền, vận chuyển khó khăn, thuốc men khan hiếm, khó khăn về giống vật nuôi cây trồng…
3.3. Đánh giá các mô hình NLNKH tại địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Tính ưu việt của các dạng mô hình NLNKH tại xã Hòn Tre
Trong 5 dạng mô hình NLNKH hiện hữu trên địa bàn xã đảo Hòn Tre, nhóm nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến các chuyên gia (bao gồm các nông hộ canh tác lâu năm, cán bộ nông nghiệp địa phương và chuyên gia về các mô hình NLNKH) về tính ƣu việt của từng dạng mô hình dựa trên công thức (1). Sau đó sử dụng công thức (2) để tính tính ƣu việt của từng tiêu chí.
(1)
trong đó:
Ckj: điểm “chuyên gia” thứ k đánh giá tiêu chí j Nj: số “số chuyên gia” cho điểm tiêu chí j
k=1,n (n: chuyên gia; n: từ 1 -> 40); j=1,m (m: tiêu chí; m: từ 1 ->10)
trong đó:
Sj: tổng điểm đánh giá các tiêu chí j Cj: tổng số điểm từ tiêu chí i -> j
i=1,n (n: số điểm đánh giá; n: từ 0 -> 10); j=1,m (m: tiêu chí; m: từ 1 ->10)
(2)
Như vậy, thang điểm cho từng tiêu chí càng cao thì tiêu chí đó mang tính ƣu việt càng nhiều và ngược lại. Tương tự cho tổng điểm đánh giá 10 tiêu chí của từng dạng mô hình càng cao thì tính ƣu việt của mô hình đó càng lớn.
Bảng 1. Kết quả đánh giá các dạng mô hình NLNKH từ các nông hộ.
Dạng mô hình
Tiêu chí RaVCR RaCR VBR VBC VCK
1. Hiệu quả kinh tế cao 9 8 7 7 7
2. Dễ làm 8 7 6 4 7
3. Đầu tƣ thấp 7 6 5 5 6
4. Ít sâu bệnh hại 7 6 6 5 5
5. Sản phẩm đa dạng 7 8 8 7 7
6. Bảo vệ môi trường 7 6 7 5 6
7. Mức độ rủi ro ít 8 7 7 7 5
8. Dễ kiếm giống 7 7 6 7 7
9. Phù hợp địa phương 7 7 7 6 7
10. Tạo công ăn việc làm 7 8 8 8 7
Tổng điểm 74 70 67 61 64
Khảo sát, đánh giá hiệu quả một số mô hình nông lâm ngư kết hợp tại xã đảo Hòn Tre, KG
(Nguồn: Kết quả từ 30 hộ dân, chính quyền địa phương và các chuyên gia tại xã đảo Hòn Tre)
Kết quả đánh giá tổng hợp từ Bảng 1 cho thấy, các hộ dân tại đây đánh giá rất cao hai dạng mô hình RaVCR (74/100 điểm), RaCR (70/100 điểm) bởi tính ƣu việt của nó so với ba mô hình còn lại. Tuy nhiên, con số trên cũng chỉ mang tính tương đối cần nghiên cứu, phân tích sâu hơn bởi mỗi dạng mô hình có tính ƣu việt nổi bật khác nhau tùy vào tiêu chí xem xét và khả năng về tài chính, chuyên môn, nguồn nhân lực của từng hộ gia đình. Nhìn chung bà con trong xã cũng rất hài lòng với những hình thức canh tác hiện có. Nhờ đó mà đời sống vật chất cũng như tinh thần của nông hộ ngày càng được tăng lên.
3.2.2. Đặc điểm của các dạng mô hình NLNKH tại Hòn Tre
- Xét về diện tích: mô hình RaVCR cần có diện tích tương đối lớn (>3 ha) thì mới có thể phát huy tính hiệu quả của mô hình. Trong khi bốn mô hình còn lại có thể áp dụng với quy mô đất đai vừa và nhỏ. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát từ các nông hộ có diện tích vừa và nhỏ thì đa phần họ muốn mở rộng thêm diện tích để mô hình NLNKH mang lại hiệu quả cao hơn.
- Xét về vị trí phân bố: mô hình RaVCR, RaCR thường phân bố nơi có địa hình tương đối cao, dọc triền núi, nơi có độ dốc tương đối lớn, trong khi ba mô hình còn lại (VBR, VBC, VCK) thì phân bố chủ yếu tại các khu vực có địa hình thấp hơn và dọc theo biển.
- Xét về nguồn nhân lực: mô hình RaVCR đòi hỏi các hộ tham gia phải có kĩ thuật khá, số lượng lao động thường xuyên nhiều và thu hút số lượng nhân công lớn vào các mùa vụ. Trong khi bốn mô hình còn lại không đòi hỏi nhiều lao động thường xuyên, có thể thuê mƣớn theo mùa.
- Xét về nguồn vốn đầu tƣ: mô hình RaVCR cần nguồn vốn đầu tƣ tương đối lớn so với bốn mô hình còn lại (xem bảng 2). Ngoài ra, mô hình này còn đòi hỏi các hộ tham gia phải có kĩ thuật khá thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Xét về mức độ rủi ro: RaVCR là mô hình được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp nhất bởi do tính chủ động cao của nông hộ và phương thức canh tác liên hoàn, hỗ trợ cho nhau giữa rẫy, vƣờn, chuồng trại và rừng cây. Chăn nuôi cung cấp cho phân bón cho rừng, vƣờn và rẫy. Vƣờn cây ăn quả vừa cho sản phẩm thu lại lợi nhuận kinh tế cao vừa góp phần giữ đất, giữ nước cho mô hình. Rẫy và rừng không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn cung cấp lượng chất đốt cho gia đình và bảo vệ mô hình rất tốt thông qua việc cải tạo đất, giữ đất, giữ nước, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Kế đến là ba mô hình RaCR, VBR và VBC được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp ngang nhau, và mức độ rủi ro tương đối lớn là mô hình VCK, bởi kinh doanh buôn bán nhỏ rất phụ thuộc vào khách hàng, điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ.
Bài liên quan